Nhiều người vẫn không vững các thông tin cũng như thắc mắc khi 2 người mua chung 1 mảnh đất, ai là người đứng tên ? Ai là người giữ sổ đỏ ?
Đây là một trong những câu hỏi được những người mua chung đất thắc mắc vì đất đai là một khối tài sản rất lớn. Tất cả những thắc mắc sẽ được Datnenthocu giải đáp cặn kẽ cũng như mang tới những thông tin có ích đến với cho bạn khi bắt đầu tìm hiểu và mua đất nhé !
2 người mua chung 1 mảnh đất có được không ?

Về cơ bản, 2 người mua chung 1 mảnh đất là hoàn toàn có thể. Nhưng tuy nhiên, để bảo đảm được quyền và lợi ích của cả 2 bên, thì trước khi mua đất chung, 2 bên cần phải tìm hiểu rõ các quy định, phân chia khi mua chung để tránh xảy ra mâu thuẫn sau này.
Khi 2 người mua chung 1 mảnh đất hoặc nhiều người mua sẽ có thể phân chia ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1 là số tiền mua chung của 2 bên (hoặc nhiều bên) sẽ được phân chia bằng nhau.
Trường hợp 2 là số tiền chung mua đất có thể chênh lệch bên ít hoặc nhiều (Từ đó có thể chia % đất theo % mà người mua đã góp).
Đối với trường hợp 2 thì bắt buộc phải có thêm một hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên mua về việc phân chia đất đai, tiền mua đất từ ban đầu, lợi nhuận sau này,… cụ thể và rõ ràng.
Sổ đỏ sẽ đứng tên ai khi 2 người mua chung 1 mảnh đất ?
Theo như quy định của Nhà nước về quyền sở hữu và sử dụng đất đai, việc 2 người mua chung 1 mảnh đất là không vi phạm pháp luật. Và 1 sổ đỏ có thể được 2 hoặc là nhiều người đứng tên.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 98 Luật đất năm 2013, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung đất đai không có yêu cầu gì về việc cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận đất đai thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi bên 1 Giấy chứng nhận. Như vậy 2 bên có mỗi người sẽ nhận được 1 giấy, sổ đỏ. Luôn được minh bạch và rõ ràng về mọi việc.
Ai sẽ là người giữ sổ đỏ ?
Căn cứ vào các quy định, điều lệ được nêu trên, thì trong trường hợp 2 hoặc nhiều người cùng mua chung một mảnh đất thì tất cả mọi người đều có chung quyền về sử dụng đất đai. Dựa trên đó, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sử dụng và những tài sản khác gắn liền với đất đai (gọi tắt là sổ đỏ) sẽ được ghi đầy đủ họ tên của tất cả chủ sở hữu (2 hoặc nhiều người mua chung) và sẽ được cấp cho mỗi người giữ 1 bản.
Trong trường hợp tất cả mọi người mua chung đều thống nhất và yêu cầu cấp chung thì sẽ cấp chung một quyển sổ đỏ và đưa cho người giữ đại diện nhưng sẽ vẫn ghi đầy đủ họ tên của những người mua chung, đồng sở hữu.
Người được đại diện do bên liên quan sẽ tự thỏa thuận với nhau hoặc người đại diện nhận sổ đỏ sẽ không có nghĩa là có nhiều quyền lợi hơn những người mua chung khác mà thay vào đó quyền và nghĩa vụ sẽ tương đương với số tiền mà người mua chung bỏ ra khi mua mảnh đất.
Thủ tục hồ sơ làm sổ đỏ cho 2 người.
Cả 2 bên sẽ cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ theo đúng như quy định của Pháp luật:
Hồ sơ chung cho cả 2 người.
Một đơn đăng ký và Giấy chứng nhận theo mẫu có sẵn.
Chứng từ chứng minh thực hiện nghĩa vụ về tài chính, các giấy tờ liên quan đến miễn giảm nghĩa vụ tài chính về đất, hoặc tài sản gắn liền với đất nếu như có.
Ngoài 2 loại giấy tờ được kể trên thì còn tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đai hoặc cả quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đai mà cần chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng minh với từng trường hợp cụ thể.
Đối với 2 người mua chung 1 mảnh đất là vợ chồng.
Một sổ hộ khẩu hoặc là giấy đăng ký kết hôn.
Giấy tờ về mua bán nhà đất hợp pháp của cả 2 vợ chồng trong giai đoạn đã kết hôn.
Giấy tờ được tặng cho hoặc là thừa kế chung nếu như có.
Đơn đề nghị cấp đổi về Giấy chứng nhận theo mẫu số 10/ĐK.
Một bản gốc của Giấy chứng nhận đã cấp.
Đối với 2 người mua chung 1 mảnh đất không phải là vợ chồng.
Các giấy tờ tùy thân, cá nhân như Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân.
Các giấy tờ chứng minh như hợp đồng mua bán đất đai, nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc là thừa kế nhà đất chung.
Đơn đề nghị cấp đổi về Giấy chứng nhận theo mẫu số 10/ĐK.
Một bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Lưu ý khi 2 người mua chung một mảnh đất là 2 người không phải là vợ chồng:
Nếu như 2 người có nhu cầu được cấp riêng một sổ đỏ thì mỗi người sẽ được cấp 1 sổ đỏ và đứng tên mình.
Nếu như 2 người có nhu cầu về cấp sổ đỏ chung thì sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận và sẽ được giao cho người đại diện giữ
Và ở đây, quyền hạn sở hữu và sử dụng của 2 người sẽ hoàn toàn như nhau và mọi quyết định đất đai hoặc tài sản trên đất đều phải có sự đồng ý chấp thuận của cả 2 bên.
Quy trình thủ tục làm sổ đỏ đứng tên.
Đầu tiên, phải nộp hồ sơ tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp phường hoặc là bộ phận 1 cửa.
Khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ đối với 2 người mua chung 1 mảnh đất không được chuẩn bị đầy đủ hoặc chưa được hợp lệ thì bạn sẽ được cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo, ngoài ra sẽ được hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung sau và phải hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ theo quy định trong thời gian tối đa là 3 ngày.
Về bên phía văn phòng đăng ký đất đai thì họ sẽ kiểm tra cũng như xác nhận vào đơn đề nghị về việc cấp đổi Giấy chứng nhận về đất đai.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thật chính xác và xác nhận vào đơn đề nghị lý do cấp đổi vào Giấy chứng nhận.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải ghi thật đầy đủ các thông tin kỹ càng vào sổ tiếp nhận, sau đó đưa phiếu cho bên nộp hồ sơ.
Nếu hồ sơ chuẩn bị chưa đầy đủ và hợp lệ thì phải thông báo và sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung cho đầy đủ (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin vào Sổ tiếp nhận. Viết cũng như đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho bên nộp (và trong đó ghi ngày hẹn trả lại kết quả).
Bước 2: Lập hồ sơ để trình lên cho cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp Giấy chứng nhận.
Bước 3: Cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, cũng như cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Giải quyết yêu cầu khi nhận được các thông báo của chi cục thuế thì các hộ gia đình, các cá nhân có nghĩa vụ phải đóng các khoản tiền như: Chi phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất đai (nếu có), chi phí trước bạ, chi phí thẩm định hồ sơ (nếu có). Và sau đó nhận kết quả.
Bước 5: Sau khi đã có kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao lại Giấy chứng nhận cho bên được cấp hoặc là gửi UBND cấp xã và trao đổi với trường hợp bên nộp hồ sơ nộp cấp xã.
Các câu hỏi thường gặp khi 2 người mua chung một mảnh đất ?
Mua chung đất có được phép tách thửa hay không ?
Trường hợp có nhiều người cùng góp mua chung mảnh đất thì về bản chất là sở hữu chung theo phần, nên sẽ được xác định diện tích của nhiều bên theo số tiền mà nhiều bên đã góp tiền hoặc là theo sự thỏa thuận của nhiều bên.
Khi 2 người mua chung 1 mảnh đất hay nhiều bên nhưng khi có nhu cầu về tách thửa thì sẽ được phép tách thửa nếu như đáp ứng đủ các điều kiện.
Căn cứ Điều Luật 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quyết định quy định về diện tích tối thiểu sẽ được phép tách thửa các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương, nếu mảnh đất đáp ứng đủ các điều kiện về diện tích ít nhất được phép tách thửa thì sẽ được tách thửa.
Sổ đỏ có phải là tài sản không?
Về cơ bản sổ đỏ tất nhiên không phải là tài sản. Sổ đỏ được xem là chứng thư về pháp lý để Nhà nước xác nhận về quyền.
Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người?
Theo như khoản 2 Điều 98 Luật Đất năm 2013 thì về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận thì số lượng người được đứng tên trên Giấy chứng nhận là sẽ không có giới hạn nếu họ có chung quyền khi 2 người mua chung 1 mảnh đất.
Kết luận.
Qua bài viết, Datnenthocu đã mang đến các thông tin có liên quan cũng như giải đáp các thắc mắc của bạn về vấn đề khi 2 người mua chung một mảnh đất. Hy vọng với những thông tin có ích trên đây, bạn đã biết được 2 người mua chung 1 mảnh đất sẽ có những thủ tục gì và nắm được những thông tin quan trọng cần biết, mong bạn sẽ trang bị đủ thông tin cũng như kiến thức đầy đủ trước khi chuẩn bị mua đất nhé !