Đất CLN Là Gì? 4 Bước Để Chuyển Đổi Đất DLN Sang Đất Thổ Cư

Hiện nay do nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, tuy nhiên diện tích đất ở thì có hạn vì vây tình trạng xây nhà trái mục đích sử dụng đất mà phổ biến nhất là đất CLN khiến cho việc quản lý đất đai, dân cư gặp nhiều khó khăn. Vậy đất CLN là gì? Tại sao loại đất này lại dễ xảy ra tình trạng xây nhà trái phép như vậy và có cách nào có thể chuyển thành đất CLN thành đất thổ cư phục vụ cho việc sinh sống hay không? Hãy cùng tham khảo thông tin ở bài vết này nhé!

Thông tin chung về đất CLN

đất CLN

 

 

Đất CLN là gì?

Nếu để ý kĩ hoặc là người thường xuyên thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai chắc hẳn khi quan sát các bản đồ địa chính chúng ta sẽ nhiều lần bắt gặp các ký hiệu như: NHK, CLN, RSX…

Có bao giờ bạn thắc mắc những kí hiệu này là kí hiệu gì? Chỉ về loại đất nào? Đất NHK là loại đất gì? Mục đích sử dụng ra sao? Đất CLN là gì? Có thể làm gì trên đất đó?…

Thực chất những kí hiệu này là các ký hiệu được cơ quan nhà nước mã hóa nhằm mục đích quản lý đất đai. Dựa vào chúng, nhà nước có thể thống kê được diện tích các loại đất từng địa phương.

Mỗi loại đất còn được đánh dấu bằng một màu sắc cụ thể trên bản đồ quy hoạch. Vì vậy, khi quan sát các ký hiệu và màu sắc, người xem có thể nắm được quy hoạch của thửa đất đó tránh tình trạng sử dụng sai mục đích sử dụng đất, mặt khác có thể giải quyết tranh chấp đất đai một cách dễ dàng nếu có phát sinh.

Vậy để trả lời cho câu hỏi Đất CLN là gì? Chúng ta có thể hiểu như sau: Đất CLN là loại đất thuộc nhóm đất Nông nghiệp với mục đích là trồng cây lâu năm.  Kí hiệu CLN ở đây chính  là viết tắt của cụm từ “Cây lâu năm”

Cây lâu năm ở đây được hiểu là các loài cây có thời gian sinh trưởng và phát triển từ 1 năm trở lên.

Thời gian sinh trưởng của cây được xác định từ thời điểm gieo trồng đến thời kì thu hoạch. Thông thường các cây lâu năm có thời gian sinh trưởng khá dài ví dụ như cây cà phê, cây tiêu, cây cao su, các loại cây lấy gỗ,…

Tuy nhiên cũng có những loại cây dù được xếp vào nhóm cây lâu năm nhưng thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn nhiều, thậm chí còn chưa đến  1 năm như các loại cây ăn quả đu đủ, xoài, mít…

Lý giải cho vấn đề này, có thể thấy một điều rằng, tuy có thời gian sinh trưởng ngắn, tuy nhiên thời gian thu hoạch của các loại cây này lại rất dài, có loại vài năm, đến hàng chục năm. Do đó chúng vẫn được coi là các cây lâu năm.

Như vậy để hiểu được khái niệm đất CLN là gì thì việc nắm rõ bản chất thế nào là cây lâu năm cũng rất quan trọng và cần thiết.

Phân biệt đất CLN với các loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp 

Đầu tiên, để phân biệt được đất CLN trong nhóm đất nông nghiệp, trước hết phải nắm rõ được đất CLN là gì? Sau đó, việc phân biệt đất CLN và các loại đất khác chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng của nó, bởi việc xác định được mục đích sử dụng cơ bản cũng phải dựa trên các đặc điểm về thổ nhưỡng, vị trí, địa hình cũng như các kế hoạch quy hoạch của nhà nước.

Thông thường đất CLN hay bị nhầm lẫn với  đất HNK bà BHK. Nhiều người bị không phân biệt giữa các khái niệm đất CLN là gì, đất HNK là gì và đất BHK là gì  khiến cho việc tự mình xác định loại đất trở nên khó khăn hơn.

 

 

Về cơ bản, 3 loại đất trên là các loại đất đều thuộc nhóm đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp.

Trong khi đất CLN là đất trồng các cây lâu năm thì đất HNK và BHK là đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích trồng các loại cây hằng năm khác.

Cây trồng trên đất CLN chủ yếu là các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả , cây công nghiệp,… Những loại cây có khoảng thời gian sinh trưởng và thu hoạch từ 1 năm trở lên. Còn đất HNK, BHK sẽ phục vụ cho việc trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng, thu hoạch thấp hơn 1 năm như mía, khoai lang, rau củ…

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về đất BHK ở đây

Để phân biệt các loại đất khác với đất CLN trong nhóm đất nông nghiệp, bạn có thể tham khảo bảng sau:

TT Loại đất
1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC
2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
3 Đất lúa nương LUN
4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK
5 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK
6 Đất trồng cây lâu năm CLN
7 Đất rừng sản xuất RSX
8 Đất rừng phòng hộ RPH
9 Đất rừng đặc dụng RDD
10 Đất nuôi trồng thủy sản NTS
11 Đất làm muối LMU
12 Đất nông nghiệp khác NKH

2. Có được xây nhà trên đất CLN hay không?

 

Sinh sống gắn với canh tác gần như là một văn hóa từ xa xưa của người Việt. Họ thường xây dựng nhà cửa trên chính nương rẫy của mình để thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi.

Ở nông thôn còn có những mô hình thâm canh sinh học như mô hình VAC – vườn, ao, chuồng gắn liền các hoạt động sản xuất nông nghiệp vào với nhau để tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho người làm nông.

Bên cạnh đó, đất thổ cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao giờ cũng có giá trị hơn đất sản xuất, trồng trọt . Do đó nhiều nơi, người dân không quan tâm đất CLN là gì và vẫn tiến hành xây nhà trên đó. Vậy xây dựng nhà ở trên đất đã canh tác các loại cây lâu năm trong một thời gian dài liệu có hợp pháp và được công nhận?

Để giải đáp vấn đề này, Tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất đã nêu rõ: Việc sử dụng đất phải “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”  đồng thời phải sử dụng một cách “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”

Như vậy, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật, theo đúng trình tự, thủ tục Luật đã nêu rõ.

Vì vậy việc xây dựng nhà ở trên đất CLN là trái phép. Đi kèm với câu hỏi đất CLN là gì? Việc có chuyển đổi được loại đất này sang đất thổ cư hay không cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013:

Thứ nhất, căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, nhu cầu sử dụng đất đã được thể hiện trong các dự án đầu tư, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, đơn xin giao đất, thuê đất trước đó

Tóm lại, trong trường hợp khi có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất CLN, bạn cần làm các thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư theo đúng trình tự đã quy định và phải được sự đồng ý, cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các bước để chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư

Xuất phát từ thực trạng đã nêu trên cùng với nhu cầu ngày càng tăng về nơi ở, nơi sinh hoạt do sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, các yêu cầu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng ngày một cao, chủ yếu là từ đất CLN sang đất ở, đất thổ cư.

Vậy ngoài việc hiểu rõ bản chất đất CLN là gì, đất thổ cư là gì, thửa đất của mình có đủ điều kiện để chuyển đổi hay không, thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hồ sơ xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất được chấp nhận, thủ tục cụ thể ra sao?

 

Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân khi muốn yêu cầu chuyển từ đất CLN sang đất thổ cư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng mẫu ban hành (tải mẫu đơn tại đây)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,  Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất  hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Sổ hộ khẩu;

Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Nộp hồ sơ

Hồ sơ xin chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư được nộp ở Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tại đây, hồ sơ của bạn sẽ được xem xét dựa trên các thông tin đã cung cấp.

Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của mình trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ.

3.3 Giải quyết yêu cầu

Nếu hồ sơ đã nộp hoặc đã được bổ sung đầy đủ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra, xem xét và thực hiện các công việc sau:

Kiểm tra, xem xét tính hợp pháp của hồ sơ

Xác minh thực địa thửa đất, thẩm định nhu cầu của người xin chuyển mục đích sử dụng đất

Ra văn bản thông báo và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của nhà nước

Trình UBND cấp huyện xem xét quyết định

Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan tiến hành cập nhật lại cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính như đã chuyển đổi.

Trong giai đoạn này, người nộp hồ sơ phải chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Sau khi nhận được thông báo số tiền phải nộp,  cần đến cơ quan thuế  nộp đủ số tiền như đã thông báo và giữ hóa đơn để xuất trình theo yêu cầu.

Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày ( hoặc 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn) trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, phòng Tài nguyên và Môi trường phải thôn báo kết quả cho người nộp đơn.

Những lưu ý khi làm đơn xin chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư 

Hiện nay thủ tục thực hiện thay đổi mục đích sử dụng đất không quá phức tạp, tuy nhiên để quá trình này suôn sẻ và không tốn nhiều thời gian, bạn nên chú ý chuẩn bị kĩ càng những vấn đề sau

  • Bạn cần kiểm tra và xác nhận đầy đủ, chính xác các thông tin về phần đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng trước khi chuẩn bị hồ sơ và nộp tại các văn phòng để đăng ký chuyển đổi. Nhiều trường hợp làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất nhưng người yêu cầu không biết đất CLN là gì, thửa đất mang đi đăng kí chuyển đổi có phải là đất CLN hay không?
  • Bên cạnh đó, người làm đơn cũng phải mang theo và nộp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đất và các loại tài sản gắn liền với đất, hạn chế việc phải bổ sung, cung cấp tài liệu nhiều lần ảnh hưởng đến thời gian giải quyết yêu cầu
  • Trong quá trình chờ đợi việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, luôn phải theo dõi tiến trình xử lý, kịp thời bổ sung giấy tờ, nộp phí đúng theo thời hạn quy định, đảm bảo đáp ứng và thực hiện đầy đủ các bước cần thiết để cơ quan có thẩm quyền đủ căn cứ xử lý yêu cầu nhanh chóng và đúng thời hạn
  • Tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tuc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, theo dõi quá trình xử lý của cơ quan thẩm quyền xem có phát sinh sai phạm hay không? Nếu cần thiết có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân.

Tổng kết

Đất là tài nguyên gần gũi gắn liền với đời sống của con người, tuy nhiên dù có là tài nguyên thiên nhiên nhưng để việc sử dụng nó một cách hiệu quả thì phải gắn  liền với việc quản lý của nhà nước.

Việc phân chia các loại đất tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của đất một cách có hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, những hiểu biết về đất đai của con người dưới góc độ pháp lý vẫn chưa được rộng rãi, vì vậy nên nhắc đến các khái niệm về đất CLN là gì? Đất RDD có mục đích như nào? vẫn khá lạ lẫm.

Do vậy để đáp ứng những nhu cầu sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, hạn chế những rủi ro trong mua bán và tranh chấp pháp lý, những kiến thức về pháp luật đất đai nên được phổ biến rộng rãi hơn đến người dân

Hy vọng bài viết từ datnenthocu đã mang lại giá trị hữu ích đến bạn!

Tây Tứ Trạch Gồm Những Hướng Nào? Tuổi Nào Hợp Với Tây Tứ Trạch

1 Lô Đất Bao Nhiêu M2? Cách Đo Chuẩn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}