Đất 40m2 Có Được Cấp Sổ Đỏ Không?

Theo quy định của pháp luật đất đai ở nước Việt Nam hiện nay thì để được cấp Sổ đỏ thì người dân phải có đủ các điều kiện. Vậy, đất bao nhiêu m2 được cấp sổ đỏ hay đất 40m2 có được cấp sổ đỏ hay không? Hay nếu được cấp sổ đỏ thì diện tích tối thiểu của các tỉnh thành là bao nhiêu? Ở bài viết hôm nay Datnenthocu.org sẽ giải đáp những câu hỏi trên cho quý độc giả nhé!

Sổ đỏ được hiểu như thế nào?

Sổ đỏ là tên thân thuộc của loại hồ sơ được toàn người dân Việt Nam sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Nhà nước Việt Nam ban hành. Do trước đây sổ đỏ không nằm trong quy định pháp luật nên thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Cho đến ngày nay khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Nhà nước Việt Nam đã công bố nguyên tắc gọi sổ đỏ áp dụng chung cho toàn nước là: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và quyền sở hữu nhà ở cùng những tài sản gắn liền với đất.

Diện tích bao nhiêu thì được cấp sổ đỏ?

Theo như luật định Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, diện tích tối thiểu được hiểu đơn giản là diện tích mà thửa đất mới hình thành cũng như thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được phép nhỏ hơn.

Bên cạnh đó, cũng như căn cứ theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai 2013 và khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình hay các cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cả nông thôn hay đô thị.

Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ sẽ có sự khác ở mỗi địa phương. Khi đó UBND ở cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định quy định về diện tích tối thiểu này khi có thay đổi về diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ ở chính địa phương mình.

Đất 40m2 có được cấp sổ đỏ không?

Đất 40m2 có được cấp sổ đỏ không? Thì câu trả lời là đất dưới 40m2 vẫn được cấp sổ đỏ theo trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có diện tích ít hơn diện tích tối thiểu quy định tại điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên.

Điều đó được hiểu đơn giản như để được cấp sổ đỏ với diện tích 40m2 thì quý khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau (giả sử miếng đất của bạn là ở thành phố Hà Nội):

Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (là thời điểm Quyết định 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư;….trên địa bàn Hà Nội có hiệu lực) Cho nên đất 40m2 có được cấp sổ đỏ không thì câu trả lời là có nhé. Vì có diện tích hay kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

Tham khảo quy định về diện tích tối thiểu tại một số tỉnh, thành phố ở nước ta hiện nay

Tại thành phố Hà Nội, căn cứ theo Điều 3, Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND. Hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất tại thành phố như sau: Các phường tại địa bàn Hà Nội hạn mức tối thiểu là 30m2 và tối đa là 90m2; Các xã giáp ranh các quận và thị trấn Hà Nội: diện tích phải đạt tối thiểu là: 60m2 và diện tích tối đa phải đạt là: 120m2.

Bên cạnh đó, quý khách hàng cần lưu ý thêm về các thửa đất xin cấp sổ đỏ còn cần đáp ứng các tiêu chí như sau: Chiều rộng và chiều sâu đạt ít nhất từ 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng. Cũng như khi chia tách thửa đất phải có ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ tối thiểu từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã ở Hà Nội và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các thị trấn, phường và các xã giáp ranh Hà Nội.

Còn nếu quý khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, thì theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND và căn cứ Điều 5 diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ ở địa bàn này được quy định như sau: Khu vực 1 (Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú và các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10 và 11): diện tích tối thiểu phải là 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất tại các quận trên không nhỏ hơn 3m; Khu vực 2 (bao gồm các quận Quận Bình Tân, Thủ Đức và các quận 2, 7, 9, 12, và Thị trấn các huyện): diện tích tối thiểu ít nhất phải 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m; Khu vực 3( Gồm các huyện như: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn): cần đạt tối thiểu 80m2 cũng chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m.

Tại thành phố Cần Thơ, căn cứ theo Điều 4, Quyết định 19/2014/QĐ-UBND diện tích tối thiểu được phép tách thửa quy định cụ thể ở địa bàn như sau: Đất ở tại các phường, thị trấn: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn 40m2; Đất ở tại các xã ở thành phố: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn 60m2; Các thửa đất được phép tách thửa ở địa bàn phải có bề rộng và chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.

Bên cạnh đó chúng tôi bổ sung thêm thêm diện tích tối thiểu của một vài tỉnh thành ở Việt Nam để quý khách hàng đọc cùng tham khảo:

  • Diện tích tối thiểu tại TP Đà Nẵng: 50m2
  • Diện tích tối thiểu tại TP Hải Phòng: 50m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh An Giang: 35m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bạc Liêu: 25m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bắc Giang: 24m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bắc Kạn: 30m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bắc Ninh: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bến Tre: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bình Dương: 60m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bình Định: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh ​Bình Phước: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Bình Thuận: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Cao Bằng: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Cà Mau: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Gia Lai: 45m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hòa Bình: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hà Giang: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hà Nam: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hà Tĩnh: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hưng Yên: 30m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hải Dương: 30m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Hậu Giang: 45m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Đắk Nông: 55m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Đồng Nai: 60m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Đồng Tháp: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Khánh Hòa: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Kiên Giang: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Kon Tum: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Lai Châu: 80m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Long An: 45m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Lào Cai: 60m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Lâm Đồng: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Lạng Sơn: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Nam Định: 30m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Nghệ An: 50m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Ninh Bình: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Ninh Thuận: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Phú Thọ: 50m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Phú Yên: 45m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Quảng Bình: 30m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Quảng Nam: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Quảng Ngãi: 50m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Quảng Ninh: 45m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Quảng Trị: 36m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Sóc Trăng: 40m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Sơn La: 35m2
  • Diện tích tối thiểu tỉnh Thanh Hóa: 50m2

Trường hợp đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn cung cấp sổ đỏ?

UBND xã sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đã tiến hành thủ tục mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay ở thời gian trước 01/01/2008. Đồng thời UBND xã kiểm tra tình hình diện tích tối thiểu của thửa đất để cấp sổ đỏ đáp ứng nhu cầu quy hoạch sử dụng và xây dựng của địa phương nhằm đảm bảo thửa đất không có tranh chấp thì quý khách hàng mới nhận được sổ đỏ.

Trường hợp đất không được cấp sổ đỏ và tách thửa

Thứ nhất là thửa đất nằm trong diện quy hoạch hay đấu giá được Nhà nước phê duyệt hay nằm trong diện thu hồi của Nhà nước.

Thứ hai là thửa đất chưa hoàn thành toàn bộ thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ ba là thửa đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước đang trong danh sách bảo tồn, tôn tạo hoặc trong quá trình bán.

Cuối cùng là thửa đất không đảm bảo đủ các điều kiện diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ cũng như một số tiêu chuẩn khác về vấn đề Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Pháp Luật quy định.

Các bước thực hiện cấp sổ đỏ

Bước 1: Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đủ theo như quy định.

Bước 2: Quý khách hàng nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện.

Bước 3: Cán bộ ở văn phòng tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu sót hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn quý khách hàng bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời cán bộ tiến hành viết biên nhận hẹn và hẹn quý khách ngày nhận thông báo thuế.

Bước 4: Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, quý khách hàng sẽ mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, tiếp tục nộp biên lai thuế cho cán bộ tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận sẽ hẹn ngày quý khách được nhận giấy chứng nhận.

Bước 5: Khi đến ngày hẹn, quý khách chỉ cần mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để nhận kết quả.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh vấn đề đất 40m2 có được cấp sổ đỏ không mà chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng. Qua những thông tin trên để có thể cấp được sổ đỏ là điều khá dễ dàng, quý khách hàng chỉ cần tìm hiểu kĩ việc cấp sổ đỏ tại địa phương mình. Vì đất đai mang giá trị tài sản không hề nhỏ nên việc tìm hiểu trước sẽ giúp ích rất nhiều cho quý khách hàng. Chúng tôi mong rằng qua nội dung bài viết hôm nay, quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn phần nào về đất 40m2 có được cấp sổ đỏ không và cũng như trình tự cấp sổ đỏ hiện nay.

Để tìm hiểu thêm các thông tin khác về vấn đề nhà đất hãy liên hệ với Datnenthocu.org ngay – nơi giúp các nhà đầu tư có những lựa chọn phù hợp với hàng chục nghìn tin đăng cập nhật mỗi ngày thu hút hàng trăm nghìn khách hàng tiềm năng.

Đất Giao Thông Là Gì? Đơn Vị Nào Sở Hữu?

Đất 721 là đất gì? Có được cấp sổ đỏ và xây nhà hay không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}